Mụn ẩn không hề dễ chịu, chúng gây ngứa sưng đỏ và khiến làn da ghồ ghề mất thẩm mỹ. May thay, bạn có thể điều trị mụn ẩn, vừa ngăn mụn quay trở lại bằng 5 bước chăm sóc da mụn ẩn tại nhà hiệu quả.
Xem thêm: 8 Mặt Nạ Trị Mụn Tốt Nhất Vào Mùa Hè Giúp Da Sảng Khoái, Kiềm Dầu
Mục Lục
Mụn Ẩn Là Gì? Nguyên Nhân Hình Thành Mụn Ẩn?
Cũng giống như mụn bọc thông thường, mụn ẩn chứa bụi bẩn, tế bào chết dư thừa và bã nhờn tích tụ lại. Tuy nhiên khác với mụn bọc, mụn ẩn chưa “lộ diện” trên bề mặt da và dễ điều trị bằng phương pháp chăm sóc da mụn đúng cách tại nhà.
Mụn ẩn nằm sâu dưới da và thường không có nhân mụn. Chúng khó để phát hiện nếu dùng kem che khuyết điểm. Tuy nhiên khi lướt tay lên bề mặt da, bạn có thể cảm nhận độ sần sùi khi chạm vào mụn ẩn.
Bất cứ đâu có “ổ chứa” thuận lợi đều có thể hình thành mụn ẩn. Mụn ẩn ở má, trên trán, dưới cằm và nhiều nhất ở hai bên cánh mũi. Mụn ẩn đẩy lên gây ngứa ngáy, da sưng đỏ và dễ bị viêm.
Tại sao xuất hiện mụn ẩn?
Bề mặt da của chúng ta được tạo thành từ các lỗ chân lông nhỏ, bên dưới là tuyến bã nhờn. Tuyến này tiết ra bã nhờn, một loại dầu quan trọng giúp giữ nước và duy trì sức khỏe làn da. Bã nhờn liên tục được sản xuất, tỏa lên bề mặt da tạo độ đàn hồi, căng bóng cho da.
Tuy nhiên, khi lỗ chân lông bị tắc nghẽn do bụi bẩn, các tế bào chết cùng với bã nhờn không tan được khiến hình thành ổ chứa tạp chất ngay dưới lỗ chân lông, lâu ngày thành mụn.
Chưa dừng lại ở đó,
Khi lớp da chết tích tụ trên bề mặt da của bạn, chúng không cho phép mụn được nổi lên trên. Điều này có thể dẫn đến việc chúng sẽ phát triển ở dưới và ngày càng lớn hơn.
Việc thay đổi hormone khi Bạn đến tuổi dậy thì, đang trong kỳ kinh nguyệt hay mang thai cũng là nguyên nhân khiến các tuyến trên da tăng năng suất sản sinh bã nhờn khiến da dễ xuất hiện mụn ẩn hơn.
Quy Trình 5 Bước Skincare Cho Da Mụn Ẩn Ban Đêm – Night Skincare Routine
Bước 1: Làm Sạch Da (Tẩy Trang, Rửa Mặt, Tẩy Tế Bào Chết)
Một sai lầm nhiều chị em thường mắc phải trong quá trình skincare chăm sóc da khi da bị mụn ẩn tại nhà, đó là làm sạch mặt “hời hợt” trong khi sử dụng hằng hà các loại sản phẩm điều trị, dưỡng ẩm, serum..v.v, và mong rằng sau một giấc ngủ sáng mai da sẽ đẹp rạng ngời.
Việc không chú trọng trong bước đầu tiên “Làm sạch da” có thể mang đến những tác hại sau:
- Lỗ chân lông không khỏi bít tắc, gây mụn
- Lớp da chết chưa được lấy sạch, gây mụn và làm nhanh quá trình lão hóa da, tạo nếp nhăn
- Bề mặt chưa được làm sạch đồng nghĩa với việc dưỡng ẩm khi được sử dụng vẫn chỉ nằm trên bề mặt da mà không thể thẩm thấu sâu xuống dưới
Chỉ bấy nhiêu tác hại đã quá đủ để bước làm sạch trở thành bước quan trọng nhất trong quá trình chăm sóc da bị mụn ẩn tại nhà. Quá trình làm sạch được chia thành 3 công đoạn nhỏ: Tẩy trang, rửa mặt và tẩy da chết.
1, Tẩy trang
Công dụng của việc tẩy trang là giúp làn da loại bỏ lớp bụi bẩn từ môi trường, lớp trang điểm có độ bám dính cao hay phần nào lấy đi lớp dầu nhờn trên bề mặt da. Do đó, hầu hết các loại tẩy trang đều chứa cồn hay các chất có tính axit cao.
Việc tẩy trang nên được sử dụng hàng ngày cho dù bạn chỉ sử dụng kem chống nắng, bởi bạn không thể ước tính được lượng bụi bẩn và vi khuẩn từ môi trường có thể gây hại cho da lớn đến mức nào.
2, Rửa mặt
Rửa mặt giúp lấy đi những phần còn sót lại sau khi tẩy trang. Đặc biệt khi bạn sử dụng dầu tẩy trang thì rửa mặt là không thể thiếu. Rửa mặt nên được sử dụng hai lần mỗi ngày trước và sau khi ngủ để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Tuy nhiên rửa mặt bằng sữa rửa mặt khó có thể lấy đi lớp dầu nhờn dư thừa hay các tạp chất nhỏ li ti sâu trong các nang lông nếu lớp da chết trên bề mặt da vẫn còn đó, do đó rất cần đến bước tẩy da chết tiếp theo.
3, Tẩy da chết
Lớp da chết là lớp da già yếu cần được loại bỏ, nó cũng là lớp da “có hại”, bám chặt trên bề mặt da và góp phần làm tắc nghẽn lỗ chân lông tạo mụn ẩn.
Tế bào chết được tạo ra bởi một quy trình nhất định, tùy theo thể trạng và sức khỏe da của từng người, thường từ 5 ngày đến 7 ngày để tế bào hình thành, phát triển và chết đi.
Do đó, làn da mụn nên tẩy tế bào chết theo định kỳ từ 1-2 lần mỗi tuần để đảm bảo lỗ chân lông được thông thoáng. Tế bào da mới được nuôi dưỡng mịn màng, khỏe khoắn hơn.
Xem thêm: 6 Mặt Nạ Cho Da Dầu Mụn Tốt Nhất, 2 Tuần Hết Mụn Mờ Thâm
Bước 2: Xông Hơi Mặt

Xông hơi mặt về bản chất là làm nóng vùng da cần điều trị, hơi nóng giúp giãn nở các lỗ chân lông mang lại hai lợi ích điều trị mụn ẩn:
Thứ nhất, giúp lỗ chân lông thông thoáng, các sản phẩm điều trị mụn từ đó dễ dàng len lõi và tiêu diệt mụn ẩn. Nhất là các tạp chất và vi khuẩn gây mụn ẩn dưới da.
Thứ hai, xông hơi mặt giúp các mạch máu trên da mặt thư giãn, tinh thần thoải mái. Việc lưu thông khí huyết làm tăng khả năng tuần hoàn máu và oxy trên làn da mặt giúp da săn chắc, đủ khỏe mạnh để chống lại các tác nhân tạo mụn ẩn trên da.
Từ xa xưa, xông hơi mặt được xem là một trong những cách điều trị mụn ẩn tại nhà hiệu quả. Khi được kết hợp với các thành phần thảo dược như: Lá tía tô hay trà xanh, thì tác dụng trị mụn ẩn và đầu đen càng vượt trội.
Xem thêm: Cách Xông Hơi Mặt Trị Mụn Đầu Đen Sạch Bách [5 Sai Lầm Cần Tránh]
Bước 3: Đắp Mặt Nạ Trị Mụn Ẩn, Kiềm Dầu
Tác dụng chính của mặt nạ trị mụn ẩn là giúp hút đi lớp dầu thừa và các tạp chất còn sót lại trong nang lông, đồng thời hỗ trợ kiểm soát tiết dầu và cải thiện sắc tố trên da giúp làn da sạch bụi bẩn, sạch mụn, hạn chế nổi mụn.
Vậy, da mụn ẩn nên dùng mặt nạ gì?
Tùy vào tình trạng da bị mụn ẩn bạn đang gặp phải để lựa chọn loại mặt nạ phù hợp. Một số loại mặt nạ tự làm tại nhà hoàn toàn từ thiên nhiên, an toàn cho da và đảm bảo hiệu quả trong lâu dài.
Tuy nhiên, nếu bạn không muốn mất nhiều thời gian, công sức để đạt hiệu quả cao. Việc sử dụng những sản phẩm mặt nạ được điều chế dành riêng cho việc kiềm dầu trị mụn như mặt nạ đất sét đang rất được ưa chuộng.
Bước 4: Toner
Cung cấp độ ẩm ngay lập tức giúp se khít lỗ chân lông là đặc tính cơ bản toner mang lại cho làn da sau khi sử dụng các bước làm sạch hay sử dụng mặt nạ trị mụn hấp thụ phần lớn dầu nhờn hiện có, bao gồm cả lớp dầu giữ ẩm cần thiết cho da.
Nếu bạn có mụn ẩn trên làn da có xu hướng thiên khô hơn thiên dầu thì toner cấp ẩm là một sự lựa chọn hoàn hảo.
Lưu ý một điều đến nồng độ cồn có trong toner, nếu da bạn khô hoặc nhạy cảm thì toner chứa cồn không tốt chút nào. Ngay cả khi da của bạn không quá khô hoặc nhạy cảm, thì các loại toner chứa cồn cũng có thể làm nổi mụn.
Tại sao ư?
Toner chứa cồn có khả năng lấy đi lớp da chết và dầu thừa một lần nữa, điều đó vô tình khiến da bạn khô hơn kích thích việc sản sinh nhiều dầu hơn.
Sử dụng toner không chứa cồn hoặc toner không cồn ngay sau toner chứa cồn để cân bằng làn da mềm mại, không làm khô hay kích ứng da. Toner cũng được xem là “cầu nối” giúp đưa các dưỡng chất dưỡng da xuống sâu dưới da.
Bước 5: Kem Điều Trị Mụn
Sau khi làn da được làm sạch hoàn toàn và thông thoáng là lúc kem điều trị mụn len lõi vào sâu bên trong nhân mụn, phá vỡ ổ mụn và cuốn theo nó ra ngoài.
Các hoạt chất có thể phá vỡ nhân mụn sâu trong nang lông thường có tác động rất mạnh trên làn da. Tuy nhiên hầu hết đều đã được kiểm chứng về nồng độ phù hợp có thể sử dụng lên làn da bình thường mà không gây tác dụng xấu.
Thành phần trị mụn ẩn ổi tiếng như: Retinol, chiết xuất rễ cam thảo, niacinamide, ceramides…
Với những làn da nhạy cảm dầu mụn, hãy lưu ý đến phản ứng của sản phẩm khi dùng trên làn da. Bạn nên dừng lại ngay nếu sản phẩm khiến làn da bạn tệ hơn, mụn ẩn ngày càng nhiều, sưng tấy hay bị kích ứng.
Bước 6: Dưỡng Da Ban Đêm
Các sản phẩm được pha chế để điều trị mụn trứng cá thường rất mạnh, có thể khiến da khô bong tróc.
Dưỡng da chính là bước cuối cùng cũng là bước quan trọng nhất giúp lấy lại độ ẩm và giữ làn da mềm mịn, khỏe khoắn sau khi làn da trải qua nhiều sản phẩm trị mụn khắc nghiệt.
FAQs Chăm Sóc Da Mụn Ẩn Đúng Cách
Bị Mụn Ẩn Có Nên Dùng Kem Dưỡng?
Nên,
Dưỡng da là một bước chăm sóc da mụn và thâm không thể thiếu.
Bã nhờn tạo dầu giúp giữ ẩm cho da. Tuy nhiên phần lớn lượng dầu cần thiết đã được lấy đi trong quá trình làm sạch da bằng các sản phẩm hút dầu trước đó.
Do vậy, da được kích thích sản sinh dầu nhiều hơn giúp giữ ẩm cho da.
Dùng kem dưỡng da cung cấp độ ẩm cho da tức thì giúp da căng mịn, đầy sức sống. Hơn nữa, hạn chế việc tiết thêm dầu gây bít tắc da tạo mụn.
Bị Mụn Ẩn Có Nên Nặn Hết Mụn Không?
Không nặn mụn ẩn,
Việc cố tình dùng lực nặn mụn ẩn có thể làm tổn thương các mô tế bào da, tệ hơn là giải phóng vi khuẩn trong ổ mụn. Kết hợp nhiễm khuẩn từ môi trường gây viêm mụn, tạo mủ và sưng tấy hiện rõ trên da.
Nặn mụn ẩn cũng tăng nguy cơ để lại sẹo bởi nhân mụn to, khó liền sau khi nặn.
Có Nên Tiếp Tục Chăm Sóc Da Bị Mụn Ẩn Khi Đã Hết Mụn?
Nên,
Nguyên nhân hình thành mụn ẩn không phải do ngẫu nhiên hay cơ thể tự tạo nên, đó là do cách chúng ta chăm sóc da hàng ngày.
Vì vậy, đừng quên tiếp tục nâng niu làn da mỗi ngày qua 5 bước chăm sóc da mụn ẩn tại nhà nhưng với cường độ nhẹ nhàng hơn để duy trì được làn da căng mịn như mong muốn.
Chúc bạn mãi xinh!
Bài viết thuộc bản quyền của Dieutotnhat.com (copy hoặc tham khảo vui lòng giữ lại nguồn)
Xem thêm: 8 Loại Mặt Nạ Trị Mụn Cho Da Nhạy Cảm Tốt Nhất, 3 Loại 0Đ

Dieutotnhat.com tự hào là nơi hội tụ những chia sẻ hữu ích, chân tình giúp bạn hạnh phúc khi tìm thấy điều mình cần trong cuộc sống. Bằng cách nào đó, Điều Tốt Nhất sẽ gửi đến bạn những điều giá trị nhất.
Thương mến!
“Điều Tốt Nhất mang đến điều tốt nhất”